CẤU TẠO VÒNG BI NSK
Có cấu tạo 5 phần chính gồm có: vòng ngoài, vòng trong, con lăn, vòng cách và phớt.
- Vòng ngoài được lắp cố định với vỏ chi tiết máy móc thiết bị.
- Vòng trong được lắp cố định với trục máy. Phía bên trong của vòng trong có rãnh hình trụ hoặc hình rãnh tùy theo từng loại vòng bi khác nhau.
- Con lăn: Có nhiều dạng của con lăn, ứng với mỗi dạng này sẽ có cách gọi vòng bi khác nhau, như là: Con lăn cầu (vòng bi cầu), con lăn trụ (vòng bi trụ), con lăn tang trống (vòng bi tang trống), con lăn hình côn (vòng bi côn) hay con lăn hình kim (vòng bi kim)…
- Vòng cách: dùng để định vị viên bi tại những khoảng cách cố định giữa cách rãnh bi. Thường có 3 loại là vòng cách bằng thép, bằng đồng và bằng nhựa. Mỗi loại vòng cách có những ưu nhược điểm khác nhau, tùy vào ứng dụng cụ thể người dùng sẽ chọn loại vòng cách phù hợp.
- Phớt: Có nhiều loại vòng bi được trang bị thêm phớt (bi cầu, tang trống, kim…) với mục đích giữ mỡ và chắn bụi.
CHỨC NĂNG VÒNG BI NSK
ⱶ› Chịu lực, trọng tải lớn: Một vòng bi nhỏ có thể chống đỡ và chịu tác dụng về lực theo nhiều hướng khác nhau tùy theo cấu tạo của chúng cho từng môi trường làm việc chuyên biệt.
ⱶ› Giảm ma sát giữa các bộ phận chuyển động xoay, nguyên nhân làm giảm hiệu suất làm việc của máy móc thường do lực ma sát gián tiếp hoặc cả những tác động trực tiếp trong quá trình hoạt động do vậy hiệu suất lao động giảm, không thể phù hợp với sự cạnh tranh trên thị trường về giá. Và khi đó vòng bi giúp máy giảm lực ma sát lớn hỗ trợ tuyệt đội quá trình hoạt động máy giúp nguồn, tốc độ máy nhanh hơn, hiệu quả công việc cao hơn
ⱶ› Truyền chuyển động: Mang lại cho máy sự hoạt động liên tiếp, ổn định của chi tiết máy cũng như sự phụ thuộc trong chuỗi quy trình làm việc của máy.
ⱶ› Định vị trục: Giúp máy hay các chi tiết không bị rời xa vị trí kho hoạt động, qua đó nâng cao hiệu suất làm việc, giảm thiểu chi phí sửa chữa cho doanh nghiệp.
BẢNG THÔNG SỐ VÒNG BI NSK